Tại cuộc họp vào
tháng 6 về việc chỉ số điện sinh hoạt tăng đột ngột. Ông Trần Bích lâm cho rằng
Nắng nóng chỉ là 1 trong 4 nguyên nhân làm điện tăng. Khuyến khích người dân thực
hiện những biện pháp tiết kiệm điện trong mùa nắng nóng. Cũng như sử dụng hiệu
quả nguồn điện.
Trong tháng 6 nhu cầu sử dụng điện tăng cao làm cho chỉ số
giá điện sinh hoạt tăng 1,52% góp phần làm CPI cả nước tăng 0,04%.. Do cách
tính giá của điện tính theo lũy tiến nên vào mùa nắng nóng, càng tiêu dùng nhiều
thì mức giá càng cao. Chính vì vậy, thời tiết nắng nóng làm cho giá tiêu dùng
điện tăng cao.
Xem: máy
phát điện 1 pha
ảnh minh họa |
Điều này cũng phản ánh một thực tế, việc điều chỉnh giá điện
tăng thêm 7,5% so với giá điện cũ (tương ứng với giá bán điện bình quân
1.622,05 đồng/kWh) nhưng giá điện sẽ được lũy tiến theo các bậc thang tùy vào
nhu cầu sử dụng của khách hàng. Cụ thể hơn, bà Đỗ Thị Ngọc - Phó Vụ trưởng Vụ
thống kê giá (TCTK) lý giải về mức độ ảnh hưởng này qua những con số: Giá điện
được điều chỉnh từ ngày 16/3/2015 với mức 7,5%. Tuy nhiên, tính cho 6 tháng đầu
năm thì giá điện tính cả cho việc tiêu dùng tăng lên vào những tháng gần đây và
lũy kế đối với giá điện thì giá điện đã tăng là 8,42% trong 6 tháng đầu năm so
với năm 2014 và nó tác động tới tăng chung của CPI là 0,22%.
Nhìn vào những số liệu thực tế này, cùng với số lượng điện
thương phẩm của Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội và EVN trong tháng 5 và nửa đầu
tháng 6 tăng trưởng cao hơn các tháng trước đó từ 10-30% (cá biệt có ngày tăng
tới hơn 40%) cho thấy rõ việc tiêu dùng điện có gia tăng của mỗi gia đình và
các hộ tiêu dùng trong cả nước. Trước những phản ánh về hóa đơn tiền điện tăng
cao đột biến gấp từ 3-7 lần như phản ánh của một số báo chí, cũng như những nghi
ngờ về việc còn ghi, chốt chỉ số công tơ thủ công, máy móc nên rất dễ dẫn đến
những sai lệch (cả khách quan lẫn chủ đích) trong khâu này, Tập đoàn Điện lực
Việt Nam (EVN) khẳng định sẽ cho kiểm tra những trường hợp bất thường này và trả
lời đến công luận và người tiêu dùng. Thực tế, những lần tăng giá điện trước đã
xảy ra tình trạng này, ngành điện cũng hứa là sẽ kiểm tra, nhưng trên thực tế
chưa có lần nào phát hiện ra vấn đề.
Theo ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt
Nam, có 2 nguyên nhân cơ bản dẫn đến hóa đơn tiền điện tháng 5 và tháng 6 tăng
cao đột biến: Thứ nhất, là do thời tiết nắng nóng, nhiều gia đình lắp điều hòa,
các thiết bị điện trong gia đình tăng lên, trong khi người dân chưa biết tiết
kiệm điện. Nếu cùng lúc sử dụng nhiều thiết bị điện, lại để điều hòa ở chế độ lạnh
sâu sẽ tiêu tốn điện năng cao. Vì vậy, người dân nên để điều hòa ở chế độ ổn định,
mức 26-27 độ C, lượng điện tiêu tốn chỉ bằng một nửa so với để ở mức từ 18-22 độ
C. Lý do thứ 2, theo ông Trần Viết Ngãi, hiện nay, ngay cả những người có thu
nhập từ thấp đến mức trung bình, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện của người
dân cũng đã tăng cao hơn. Vì vậy, các mức tính giá điện theo bậc thang cũng cần
được nghiên cứu cho phù hợp với thực tế.
Trong điều kiện hiện nay, để tránh những thắc mắc, nghi ngờ
của người dân, ngành điện nên mời chủ nhà/đại diện cho các hộ tiêu thụ điện
cùng tham gia, chứng kiến việc đọc/ghi chốt chỉ số công tơ để đảm bảo sự công
khai, minh bạch. Nhưng cuối cùng, quan trọng nhất vẫn là ý thức và cách thức sử
dụng năng lượng điện làm sao tiết kiệm và hiệu quả nhất..
0 nhận xét:
Đăng nhận xét